Với mỗi loại trái cây đều có những khoáng chất có lợi cho sức khỏe tuy nhiên có những cung giờ khi bạn sử dụng chúng có thể gây hại tới sức khỏe hoặc thậm chí tạo ra mầm bệnh gây ra bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Hãy tham khảo bài viết
Những cung giờ bạn nên hạn chế sử dụng trái cây để được biết rõ hơn.
Ăn nho buổi tối
Nghiên cứu gần đây cho biết, lượng axit malic được tìm thấy trong trái nho có tác dụng hạn chế quá trình đổi màu của răng và giảm các vết ố. Ngoài ra da và hạt nho có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa trong các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Tuy nhiên, nho là loại trái cây nhiều đường, calo trong 10 quả nho bằng 2 bát gạo. Vì vậy mà bạn ăn trước khi đi ngủ sẽ dễ khiến cho cơ thể phải làm việc cường độ cao gây ra chứng khó ngủ.
Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có cua
Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau.
Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.
Không ăn quýt trước bữa cơm và khi đói
Trên thực tế quýt có rất nhiều công dụng nhưng không nên ăn quá nhiều trong một lần và không nên ăn trong khi đói bởi quýt chứa axít, nó dễ làm tổn thương dạ dày.
Ăn như một món tráng miệng sau bữa chính
Sử dụng trái cây để tráng miệng sau bữa cơm là điều rất bình thường phải không? Thực tế thì theo nhiều nghiên cứu, ăn trái cây vào lúc đói mới tốt nhất. Nguyên do là bởi trái cây thường tiêu hóa nhanh hơn thức ăn.
Thay vì đi thẳng vào đường ruột, trái cây sẽ bị cơm, mì, bánh mì… "chặn đứng". Trong khoảng thời gian trì trệ đó, thức ăn cùng trái cây đều lên men và chuyển hóa thành axit, khiến bạn có cảm giác đau hoặc xót bụng.
Noài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong hoa quả có chứa nhiều carbonhydrate cùng lượng tinh bột cao, là những chất làm chậm quá trình tiêu hóa.
Việc ăn ngay sau bữa cơm sẽ khiến trái cây bị tích tụ gây tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy dẫn đến chướng khí, táo bón…
Hơn thế nữa, nếu ăn cơm no rồi ăn thêm trái cây ngọt thì lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ rất cao, gây tăng đường huyết, không có lợi cho sức khỏe, nhất là với những người bị tiểu đường. Chúng ta nên ăn trái cây một giờ trước hoặc sau bữa ăn để cơ thể có thời gian hấp thu các loại vitamin và khoáng chất.
Nguồn: Internet
Xem thêm:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét