Trao đổi với phóng viên ông Đinh Văn Hải, CEO Viện Đào Tạo Kỹ Năng GS, ngoài việc đuổi 3 giáo viên nhét giẻ vào mồm trẻ, chủ cơ sở mầm non này cũng phải chịu 50% trách nhiệm.
Vụ
cháu bé 15 tháng tuổi bị hành hung dã man tại TP Đồng Hới, Quảng Bình, khi cháu bé Cù Hoàng Phi Long (15 tháng tuổi) bị 3 giáo viên nhét giẻ vào miệng, trói tay chân và đánh đập ngay tại lớp học, đã khiến nhiều bậc phụ huynh lạnh gáy, sởn gai ốc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Hải, Giám đốc điều hành Viện Đào Tạo Kỹ Năng GS – nơi đang tổ chức khóa đào tạo “Kỷ luật không nước mắt” nổi tiếng của Ths Trần Thị Ái Liên cũng
Ông Đinh Văn Hải, Giám đốc điều hành Viện Đào Tạo Kỹ Năng GS không giấu nổi sự phẫn nộ.
Ông nói: “Tôi không thể tưởng tượng được tại sao người làm nghề trông trẻ lại có thể hành động không khác gì dân buôn ngoài chợ. Một hành động khủng khiếp…!
Nếu là phụ huynh của bé đó không biết tôi sẽ điên tiết tới mức độ nào. Khi nhắc tới vụ việc này, trong người tôi cứ sục sôi, nóng phừng phừng”.
Chuyên gia đào tạo của Viện GS, Ths Trần Thị Ái Liên vẫn thường hay nói, nếu không yêu thương trẻ con thì tốt nhất không nên bước chân vào nghề nuôi dạy trẻ.
Nếu không đủ nhẫn nhịn, không đủ sức để chịu đựng được sự hiếu động của trẻ con, thì cách hay nhất là nên lựa chọn nghề khác.
Bóc tách nguyên nhân sâu xa của vụ bạo hành bé Cù Hoàng Phi Long tại Quảng Bình, theo ông Hải có nhiều lý do. Thứ nhất, hầu hết các cô giáo đều không có kỹ năng, cách xử lý tình huống cũng như kiến thức về tâm sinh lý của trẻ.
Các bé trong lứa tuổi 15 tháng hay trước 3 tuổi hầu như không hiểu quy luật nhân quả, nên việc quấy, khóc, làm trái ý cô giáo là điều không lạ. Các cô không thể dùng roi hay bạo lực để ứng xử.
Hơn nữa, qua cách trần tình “làm thế để dọa bé” của 3 giáo viên trên, ông Hải cho rằng: “Nhận thức và trình độ của cô giáo có vấn đề. Quan trọng nhất, trái tim của cô giáo đang khô cứng và gần như không có cảm xúc trong tình huống này”.
Thứ hai, nguyên nhân có thể do các cô giáo bị quá tải, mang áp lực khủng khiếp khi phải trông, nuôi quá nhiều cháu. Ví dụ, ở một số trường công, 3 cô giáo mầm non phải trông tới 60 bé.
Đôi khi, các cô giáo trở thành nạn nhân của việc không kiểm soát được cảm xúc, do quá trình trông các bé diễn ra triền miên và dài ngày.
Đây có thể coi là “giọt nước làm tràn ly”, trong một phút giây không kiểm soát được, các cô đã tìm cách để giải thoát cho chính mình.
“Các cô giáo của cơ sở mầm non Sơn Ca ở Quảng Bình đã không kịp dùng lý trí để phân tích được thiệt - hơn, được - mất của hành động bạo hành đó.
Cũng giống như việc nhiều phụ huynh có 1 – 2 đứa con mà không chịu được stress đã ôm con tự tử” – CEO của Viện Đào Tạo Kỹ Năng GS cho biết.
Để xảy ra vụ bạo hành kinh hoàng như vừa qua, theo ông Hải, trách nhiệm của những người đứng đầu cơ sở mầm non này là rất lớn. Chủ cơ sở phải nhận trách nhiệm 50 – 50, trong đó, chủ cơ sở một nửa và các cô giáo một nửa.
“Dù thế nào thì chủ cơ sở mầm non cũng không thể rũ trắng tay được vì khi tuyển vào, người này phải kiểm tra kỹ càng chất lượng nhân sự. Một cô giáo ngoan hiền không thể đột nhiên nhét giẻ vào miệng cháu bé.
Nguồn: Tri Thức Trẻ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét