Không dùng dụng cụ kim loại
Kim loại là kẻ thù số 1 của chảo chống dính, cho dù chảo làm bằng nhôm nguyên chất với độ dày 2 đến 3 mm và tráng 2, 3 lớp chống dính thì bề mặt vẫn có thể bị bong tróc nếu tiếp xúc với dụng cụ nấu ăn bằng kim loại.
Không dùng muỗng, nĩa, đũa bằng kim loại để đảo thức ăn trong chảo chống dính, không dùng dao, kéo cắt thức ăn trực tiếp trong chảo. Nên sử dụng các dụng cụ nấu ăn bằng gỗ, silicon, tre.
Sử dụng miếng bọt biển hoặc khăn mềm để vệ sinh chảo chống dính, không dùng miếng cọ nồi có chứa kim loại.
Bỏ ít dầu khi nấu nướng
Khi sử dụng chảo chống dính loại tốt, bạn có thể nướng bánh mì, chiên trứng trực tiếp trên chảo mà không cần dùng đến dầu, mỡ, hay bơ.
Chảo chống dính không yêu cầu nhiều dầu, mỡ khi chiên xào nên bạn có thể hạn chế bớt lượng chất béo để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.
Nấu ăn ở nhiệt độ thấp và trung bình
Tùy vào chất liệu lớp chống dính mà các dòng chảo khác nhau chịu được nhiệt độ khác nhau. Ở nhiệt độ quá cao, lớp chống dính có thể giải phóng ra chất độc hại.
Do đó, cần tránh dùng chảo chống dính để nướng, rang thức ăn cháy cạnh, không để lửa cháy vào bên trong lòng chảo, cũng không nên để chảo chưa có dầu mỡ hay thức ăn lên bếp nóng.
Rửa chảo đúng cách
Không rửa chảo chống dính ngay sau khi mới nấu ăn xong vì chảo còn nóng, gặp nước lạnh sẽ bị shock nhiệt, làm chảo biến dạng hay bong tróc lớp chống dính.
Nên ngâm chảo trước khi rửa để cặn bẩn, thức ăn thừa dễ bong ra. Chảo sạch hơn nếu rửa bằng nước ấm pha với xà phòng.
Cất chảo trên cao
Chảo chống dính nên được bảo quản treo trên cao. Không để nồi, chảo khác đè lên chảo để khỏi làm hư lớp chống dính hay khiến chảo bị móp méo.
Thay mới chảo khi cần
Chảo chống dính nên thay sau 1 - 2 năm, khi lớp chống dính có dấu hiệu bong tróc cũng là lúc nên thay chảo mới.
Sử dụng chảo chống dính đúng cách vừa kéo dài tuổi thọ của chảo vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình. Bạn còn mẹo dùng chảo chống dính nào khác, hướng dẫn cho mọi người nha!
Nguồn: Sưu tầm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét