Mộc nhĩ đen sở hữu nhiều công dụng thần kỳ, nhưng các chuyên gia Trung Quốc đã khuyến cáo người tiêu dùng phải cảnh giác với loại thực phẩm “đại bổ” này.
Được Trung y phong tặng mỹ danh “thực phẩm tiến vua”, mộc nhĩ đen từ lâu đã nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng vô cùng quý giá.
Loại nấm không chỉ chứa nhiều protein, vitamin, canxi, đường, sắt mà còn có các chất keo thực vật giúp tăng cường khả năng hấp thu, hòa tan và oxy hóa những thức ăn khó tiêu hóa.
Do đó, ăn mộc nhĩ đen có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa, thanh lọc dạ dày và rửa ruột.
Thực phẩm này còn có công dụng bảo vệ cơ thể tránh các tác động từ môi trường ô nhiễm, đặc biệt cần thiết với những người làm các ngành nghề như khai thác kim loại, luyện kim, dệt nhuộm…
Chưa dừng lại ở đó, một số kẻ còn dùng thủ đoạn tinh vi hơn để “vỗ béo” cho mộc nhĩ đen.
Một nghiên cứu mới đây tại Trung Quốc đã chứng minh những người mắc huyết áp cao hoặc có hàm lượng cholesterol trong máu trên mức an toàn nếu ăn 3g mộc nhĩ mỗi ngày có thể giảm tới 1/3 nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Không chỉ vậy, mộc nhĩ đen còn có tác dụng ức chế sự ngưng tự của tiểu cầu, làm chậm quá trình đông máu. Với công hiệu tương đương và ích lợi “vượt mặt” aspirin, loại thực phẩm này còn được biết tới với tên gọi “thực phẩm aspirin”.
Tuy nhiên, một chuyên gia thực phẩm tại Sơn Đông cho biết thời gian gần đây, một số tiểu thương mờ mắt vì lợi nhuận đã làm giả mộc nhĩ đen bằng cách “nhuộm màu” cho nấm thường.
Loại hàng gia công này có thành phần là các loại nấm phát triển trên mạt cưa, rơm rạ, hoặc sinh sôi ở những nơi ẩm ướt. Do đó, món “hàng giả” này tốn ít chi phí đầu tư, đồng thời không có giá trị dinh dưỡng.
Những cơ sở sản xuất nấm giả thường đem các loại nấm thông thường ngâm trong một chảo nước nóng, sau đó đổ mực vào. Nấm bị “nhuộm mực” sẽ chuyển dần sang màu đen sậm, có vẻ ngoài gần như y hệt với mộc nhĩ đen.
Do loại nấm này có tính thấm hút, hòa tan cao, nên có thể hấp thu nhiều loại khoáng chất. Vì vậy, những kẻ cơ hội thường đem mộc nhĩ đen ngâm trong magnesium sulfate.
Dù có thể tăng từ 2 đến 3kg trọng lượng cho một kg nấm, nhưng loại chất hóa học chuyên dùng để sản xuất thuốc xổ này từ lâu đã bị cấm dùng cho thực phẩm vì những tác hại khôn lường.
Cách phân biệt mộc nhĩ thật và giả
Theo các chuyên gia, mộc nhĩ đen chất lượng có mặt trên nâu đen, mặt dưới màu xám trắng. Trong khi đó, nấm giả cả hai mặt đều nhuốm màu nâu đen.
Bên cạnh đó, mộc nhĩ đen có mùi vị rất tự nhiên, hương thơm dịu; ngược lại mộc nhĩ giả lại có mùi mực rất khó ngửi.
Để phân biệt thật giả, chúng ta chỉ cần đem mộc nhĩ ngâm trong nước. Nếu là mộc nhĩ “gia công”, nước sẽ nhanh chóng bị nhuốm màu của mực.
Ngoài ra, mộc nhĩ chất lượng có mùi thơm ngát, vị ngon miệng, còn mộc nhĩ đã ngâm chất hóa học để “tăng trọng” có vị đắng, chát và rất khó nuốt.
Vì vậy, các chuyên gia nhấn mạnh không nhất thiết mộc nhĩ đen cứ càng đen là càng tốt. Người tiêu dùng chú ý kỹ những đặc điểm về màu sắc, hương thơm, mùi vị để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng gây hại cho sức khỏe.
Theo Sina Health
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét