Chợ Tết trong ký ức của nhiều người là không khí háo hức của một năm mới sắp đến, với sắc màu rực rỡ của đào, của quất và những món hàng chỉ dịp Tết mới xuất hiện...
Các phiên chợ đặc biệt này thường họp từ 25 tới 30 tháng Chạp, khi ấy, khắp vùng quê, thành thị, tới miền sơn cước, thậm chí tại nước ngoài nơi có cộng đồng người Việt sinh sống. Chợ Tết không chỉ đơn thuần là nơi mua bán chuẩn bị cho năm mới sum vầy, mà còn là một nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam mà ai cũng muốn ghé mỗi dịp xuân về.
Ở các miền quê đi chợ Tết là một trải nghiệm thú vị, gợi nhắc những kỷ niệm thời thơ ấu. Chợ thường bán những sản phẩm phục vụ cho dịp Tết như lá dong, trái cây để bày mâm ngũ quả, hoa và cây cảnh, đồ khô, quần áo, vật dụng...
Chợ thường nghỉ trong 3 ngày đầu của năm mới nên các phiên chợ Tết là dịp để các gia đình mua và trữ sẵn lương thực, thực phẩm trong nhà. Ai cũng muốn đi chợ Tết, nói đúng hơn là “chơi chợ Tết”, bởi đến đây, không khí mùa xuân như đang ở rất gần, kẻ mua người bán nhộn nhịp, dường như ai cũng dễ cười hơn, cũng niềm nở hơn cho một dịp năm mới cận kề.
Những cô gái đi mua hoa về trang trí nhà cửa, những em bé được mẹ dẫn đi mua áo mới, những cụ bà bán trái bưởi căng mọng hái trong vườn... tất cả tạo thành một bức tranh sống động, tươi vui. Những hình ảnh đó, dù là ở bất cứ đâu, đều rất đỗi quen thuộc, rất đỗi thân thương.
Chợ Tết ở thành phố có nhiều nét khác biệt, nhưng không khí háo hức và nhộn nhịp của mùa xuân vẫn không đổi thay. Ở các đô thị lớn như Hà Nội hay TP HCM, dù có nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm tới mức nào, chợ Tết vẫn là một nét văn hóa không thể thiếu.
Sắm đồ công nghệ dịp Tết ở cửa hàng Viettel, người mua có cơ hội trúng giải thưởng lớn như Khỉ vàng tài lộc trị giá 20 lượng vàng 9999.
Người dân đi chơi chợ, sắm Tết, với đủ các mặt hàng phong phú, nội có, ngoại có. Các bạn trẻ và nhiều gia đình cũng tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc ấm áp giữa đào mai rực rỡ, hay xin chữ, câu đối về treo trong nhà cho năm mới may mắn. Đây là dịp để bạn bè, người thân gặp gỡ, cùng rủ nhau đi mua sắm những món đồ truyền thống cho ngày Tết.
Với những người Việt xa đất nước lâu ngày, chợ Tết còn là nơi để họ sống lại những ký ức cũ, dạy cho con cháu về văn hóa dân tộc.
Những nét truyền thống vẫn được người dân lưu giữ, nhưng chợ Tết ngày nay cũng có nhiều thay đổi phù hợp với thời đại. “Chợ Tết” không chỉ gói gọn trong các khu chợ, những địa điểm nhất định mà đã tỏa ra mọi ngóc ngách của cuộc sống trong sự phát triển của công nghệ thông tin và các loại hình dịch vụ. Ngày nay, thay vì ra đường, chỉ ngồi nhà các bà nội trợ cũng có thể mua sắm đầy đủ các loại đặc sản, thực phẩm, vật dụng cho ngày Tết, từ bánh trưng, giò chả, tới măng khô, hoa trang trí, ngũ quả... ở các chợ Tết online.
Có thể nói chợ Tết bình thường có gì thì chợ Tết online có đủ, cũng nhộn nhịp, sôi động không kém. Loại hình chợ Tết này phù hợp với các gia đình trẻ, không có quá nhiều thời gian để chuẩn bị trong vòng xoay của công việc trước ngày nghỉ lễ.
Dịp Tết Nguyên đán cũng là thời gian các cửa hàng, công ty lớn đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mại đặc biệt để đáp ứng nhu cầu và tâm lý mua sắm đón xuân của người dân. Trong số đó, “phiên chợ Tết công nghệ” của Viettel tại các cửa hàng trực tiếp, điểm bán lưu động… đem lại cho người đi mua sắm, đăng ký dịch vụ những món quà đặc biệt.
Đăng ký lắp đặt truyền hình số của Viettel, chuyển tiền BankPlus, sắm SmartPhone, hòa mạng di động Viettel hoặc đăng ký các gói dịch vụ như 3G, Internet cáp quang (FTTH)… người mua sẽ có cơ hội trúng thêm linh vật “Khỉ vàng tài lộc” trị giá hơn nửa tỷ đồng (20 lượng vàng 9999), hoặc 6 đồng tiền vàng may mắn (mỗi đồng 1 lượng vàng 9999)…. Nếu có nhu cầu, đi mua đồ công nghệ, đăng ký dịch vụ viễn thông tại “Phiên chợ Tết công nghệ” của Viettel là một ý tưởng tốt cho dịp cuối năm.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét