"Lập gia đình rồi sinh con, lo cho con ăn học, dạy dỗ trưởng thành, tôi thấy mình không đủ sức", NSƯT Thánh Lộc chia sẻ.
==> Chỉ cần sử dụng
máy làm sữa đậu nành để có những cốc nước đậu nành mát lạnh đủ dưỡng chất thường ngày giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn
NSƯT Thành Lộc lâu nay được mệnh danh "phù thủy sân khấu". Anh có thể hóa thân vào mọi kiểu nhân vật, khiến người xem khóc cười theo ý mình. Nhưng ít ai biết, đằng sau vinh quang của Thành Lộc là những giọt nước mắt, từng khiến anh nhiều lúc muốn bỏ nghề.
Ngưỡng mộ Hoài Linh từ xa
Anh từng bị tai nạn rất nặng, giây phút trải qua ranh giới giữa sự sống và cái chết, đối với anh diễn ra như thế nào?
- Tôi gặp tai nạn trong lúc đang diễn do tuột tay khỏi dây lụa, bị rớt xuống đất từ trên độ cao 3 mét khiến 3 đốt xương sống bị dập, tất cả đều nằm ở vị trí nhạy cảm có thể dẫn đến bị liệt suốt đời. Nhưng cũng may, 3 đốt xương sống chỉ bị rạn chứ nếu không tôi đã bị liệt rồi. Đó cũng là một thử thách.
Nhưng tôi không bao giờ sợ chết đâu, chỉ sợ bị tàn tật sẽ không có ai nuôi mẹ, bởi chỉ còn mình tôi sống chung với bà. Nếu chẳng may bị thương, tôi sẽ không có cơ làm ra tiền và trang trải cuộc sống cho hai mẹ con.
Lúc đang nằm trên giường bệnh, tôi đã tính đến việc làm đạo diễn hoặc viết kịch bản nếu không may phải ngồi xe lăn suốt đời. Thật ra, tôi chấp nhận mọi tai ương đến với mình rất bình thản nên không bị hốt hoảng. Có lẽ nhờ cách sống vậy mà tôi mau lành bệnh.
Mất khoảng bao lâu, anh phục hồi sức khỏe sau tai nạn nghiêm trọng?
- Tôi phải nằm trên giường bệnh một tháng và mất hai tháng rưỡi để phục hồi sức khỏe. Lúc đó mẹ tôi rất yếu, không làm được gì cả. Tôi sống được nhờ đồng nghiệp.
Tôi nhớ lắm khoảng thời gian nằm một chỗ ở nhà, ngày nào các đồng nghiệp bên sân khấu cũng đến thăm, họ mua rất nhiều thức ăn để cùng ăn với tôi các buổi trong ngày. Họ ngồi đầy nhà rồi kể những chuyện tiếu lâm vui vẻ giúp tôi không bị tác động tâm lý.
Tôi biết ơn nhóm MTV, 5 Dòng Kẻ, người mẫu Xuân Lan, Đàm Vĩnh Hưng… các bạn khiến tôi rất xúc động vì cảm nhận tình nghệ sĩ rất lớn. Tôi nhớ lúc cấp cứu nằm trong bệnh viện, mở mắt ra thấy Chí Trung và Xuân Bắc đến thăm.
Có những khán giả đi nuôi người thân trong bệnh viện cũng chạy qua hỏi thăm tôi. Đến khi về nhà, rất nhiều phụ huynh các cháu thiếu nhi cũng chở các bé đến thăm hỏi và tặng quà cho tôi. Những tình cảm đó là liều thuốc giúp tôi mau lành bệnh.
Thành Lộc có nhiều khả năng từ hát cải lương, hát bội, múa ballet, hát tân nhạc cho đến diễn kịch.
Nhiều người cho rằng hình ảnh Hoài Linh là đại chúng, bình dân còn Thành Lộc lại sang trọng, bác học… Anh nghĩ gì về điều này?
- Một khi xác định Hoài Linh dành cho khán giả bình dân, còn Thành Lộc dành cho khán giả sang trọng thì Hoài Linh chiếm ưu thế hơn là hoàn toàn đúng.
Một buổi hòa nhạc giao hưởng thường chỉ dành cho những khán phòng vài trăm người chứ có ai ra mang ra ngoài trời bao giờ, nói như vậy để thấy so sánh tôi và Hoài Linh rất khập khiễng, nhất là khi mỗi người đều có những đối tượng khán giả riêng.
Vấn đề ở chỗ là tôi có thể diễn cho khán giả bình dân, ngược lại Hoài Linh cũng dư sức diễn ở khán phòng mang tính chất hàn lâm. Chúng tôi dư sức chọn đối tượng khán giả mà mình hướng đến, quan trọng là mỗi người đều có lựa chọn riêng.
Vì vậy, tôi nghĩ mọi sự so sánh đều có dụng ý xấu, muốn chúng tôi hiềm khích nhau. Bản thân chúng tôi không bao giờ so kè điều đó, nhất là nghệ sĩ có chỗ đứng trong lòng khán giả.
Anh nghĩ gì về danh hài Hoài Linh?
- Có rất nhiều nghệ sĩ trẻ khiến tôi ngưỡng mộ, đặc biệt là Hoài Linh. Khi cùng làm giám khảo Vietnam’s Got Talent 2014, chúng tôi mới biết mình có chung quan điểm "giả gái phải sạch đẹp, nghiêm túc, không được bôi bác".
Cả hai cũng quan niệm làm cái nào ra cái đó, hài phải ra hài, chính kịch phải ra chính kịch, bi phải ra bi không để bị “rác” vào thể loại mà mình dấn thân. Đó là điều tôi học được từ Hoài Linh.
“Tôi từng muốn bỏ nghề”
Trải qua hơn nửa đời người với rất nhiều thành công trong sự nghiệp, sao anh vẫn lẻ bóng một mình?
Tôi không thích lập gia đình, có lẽ một phần do tôi bị ảnh hưởng bởi tôn giáo nên không muốn gây nghiệp. Tự nhiên lập gia đình rồi sinh con, lo cho con ăn học, dạy dỗ trưởng thành, những điều đó khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.
Bản thân tôi thấy mình kiếm tiền và trang trải mọi thứ rất khó chứ không dễ, nếu lập gia đình phải có trách nhiệm với vợ con. Vậy nên tôi thấy mình không đủ sức.
Thành Lộc học được nhiều điều từ Hoài Linh trong nghề.
Mỗi lần hóa thân vào một dạng nhân vật khác nhau từ già tới trẻ, từ đàn ông đến đàn bà, anh đều thể hiện nội tâm phong phú. Nhiều người nói đó là vì nghệ sĩ Thành Lộc đã đưa góc khuất tâm hồn mình vào đó nên nhân vật mới thành công đến vậy. Bản thân anh nghĩ sao?
- Ý kiến này vừa đúng vừa sai. Chẳng hạn như cô gái điếm trong vở "Hợp đồng mãnh thú" mà tôi rất yêu thích. Đôi khi người ta lại hiểu sai góc khuất của tôi là người đàn ông thích làm phụ nữ, tôi nghĩ đó là cách nhìn bên ngoài, thiếu sâu sắc.
Góc khuất của tôi là tất cả mọi chuyện người ta giải quyết ở “cái giường” chứ không phải “cái bàn”. Trong câu chuyện, nhân cách của cô gái điếm và người đàn ông giả gái đôi khi ở một góc độ nào đó cao hơn rất nhiều so với những người bình thường, có vị trí xã hội.
Ngoài việc bị chấn thương gãy 3 đốt xương sống khiến anh phải tạm dừng sự nghiệp, được biết từng có thời điểm anh muốn bỏ nghề. Vì sao vậy?
- Từng có thời điểm tôi muốn bỏ nghề vì bị "đì", khiến tôi xuống tinh thần và mất lòng tin… Tôi còn nhớ trước đó mình còn quyết tâm thi vào trường sân khấu với lý tưởng cống hiến sức trẻ, vậy mà mọi thứ diễn ra không giống như mình nghĩ. Lúc đó tôi cảm thấy mình đã hy sinh cho cái không đáng.
Nhưng rất may, ông Lê Duy Hạnh (Chủ tịch Hội sân khấu TP HCM) thành lập sân khấu khởi nghiệp, triệu tập những nghệ sĩ trẻ cùng hoạt động để giữ cho nghề đừng mai một. Lúc đó, tôi xin phép diễn để không bị lụt nghề, anh đồng ý ngay.
Đó chính là nơi giúp tôi bộc lộ hết khả năng. Càng ngày ngọn lửa nghề càng bùng cháy dữ dội, nhờ vậy tôi quên hết phiền muộn, gắn bó với nghề đến nay.
Theo Công Vinh/ Dân Việt
Xem thêm:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét